close
Tài liệu hướng dẫn sử dụng

VBLVchuyendoiso

a7e43115-9864-ed11-bd95-bc2339582e9d
Xem nhiều nhất
  • Cảnh báo lừa đảo giao dịch mua bán vàng trên mạng xã hội
    Thời điểm giá vàng có nhiều biến động, nhu cầu mua bán vàng của người dân đang tăng cao. Đánh vào tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo đã có hình thức lừa đảo mới qua các giao dịch mua bán vàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. 

  • Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh tổ chức “trại hè” để lừa đảo
    Sắp đến thời gian nghỉ hè của các em học sinh, nắm bắt được tâm lý nhiều phụ huynh sẽ tìm hiểu thông tin về các trại hè hướng nghiệp nên nhiều đối tượng lừa đảo đã giả mạo trang thông tin về hoạt động trại hè để lừa đảo. Đây là chiêu trò không còn mới nhưng các bậc phụ huynh vẫn bị mất tài sản bởi hình thức lừa đảo này.

  • Lên mạng vờ xin tiền để quảng cáo dịch vụ lừa đảo
    Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, có nhiều bài đăng than thở hoàn cảnh khó khăn để xin tiền từ cộng đồng mạng. Bên dưới bài đăng, nhiều người bình luận sẵn sàng giúp đỡ và cho đường dẫn (link) của dịch vụ đầu tư hoặc tín dụng “đen”. Đây là hình thức lừa đảo mới, người dân cần cảnh giác tránh bị mất tài sản

  • Cảnh báo lừa đảo trong dịp lễ 30/4 – 01/5
    Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, các đối tượng đã gia tăng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân dưới nhiều hình thức.

  • Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    Lợi dụng tâm lý lo sợ, nhẹ dạ của người dân, các đối tượng lừa đảo gọi điện thoại mạo danh Công an, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Tòa án,… thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; và thúc giục, đe dọa, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định để chiếm đoạt tài sản.

menu_open
Hacker xâm nhập vào điện thoại thông minh bằng cách nào?
Xem cỡ chữ:

Có nhiều cách, từ dễ đến khó, được hacker sử dụng. Dễ nhất, không cần có trình độ công nghệ, mà chỉ cần có các mánh khóe lừa đảo, giả mạo. Hacker có thể thu thập thông tin công khai trên mạng, chẳng hạn mạng xã hội, Internet, để xây dựng các nội dung lừa đảo với thông tin đáng tin cậy dành riêng cho mỗi cá nhân, thường là đánh vào lòng ham muốn riêng của mỗi cá nhân.

Cao cấp hơn, hacker có thể tạo ra các phần mềm, có thể là phần mềm độc hại, hoặc phần mềm độc hại núp bóng một ứng dụng thông thường, chẳng hạn ứng dụng xem phim, nghe nhạc để dụ người dùng cài đặt và sử dụng.

Cao cấp hơn nữa, hacker chuyên nghiệp tấn công khai thác các lỗ hổng, điểm yếu của điện thoại hoặc của các ứng dụng chính thống để từ đó xâm nhập.