close
Tài liệu hướng dẫn sử dụng

VBLVchuyendoiso

a7e43115-9864-ed11-bd95-bc2339582e9d
Xem nhiều nhất
  • Cảnh báo lừa đảo trong dịp lễ 30/4 – 01/5
    Lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới, các đối tượng đã gia tăng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân dưới nhiều hình thức.

  • Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    Lợi dụng tâm lý lo sợ, nhẹ dạ của người dân, các đối tượng lừa đảo gọi điện thoại mạo danh Công an, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Tòa án,… thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; và thúc giục, đe dọa, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định để chiếm đoạt tài sản.

  • Cảnh báo mạo danh các Trung tâm Lao động trong và ngoài nước để lừa đảo xuất khẩu lao động
    Hiện nay, nhu cầu việc làm của người dân trên địa bàn thành phố rất cao, nhất là nhu cầu đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhằm cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế gia đình… Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động đã và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

  • Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng xã hội
    Hiện nay tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mời gọi đầu tư tài chính ngày càng phổ biến, đặc biệt là thông qua mạng xã hội với thủ đoạn hết sức tinh vi.

  • Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hoàn tiền học phí
    Lợi dụng chính sách “miễn học phí” cho học sinh công lập, các đối tượng giả danh nhà trường, cơ quan giáo dục thông báo hoàn tiền học phí đã đóng trước đó, dẫn dụ phụ huynh làm theo các yêu cầu như nhấn vào đường link, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP… và chiếm đoạt tài sản.

menu_open
Vì sao an toàn mạng đơn giản như rửa tay bằng xà phòng?
Xem cỡ chữ:

Chỉ cần có ý thức và thói quen đúng, mỗi người đã tự có thể bảo vệ mình, hạn chế đến 80% nguy cơ, rủi ro, 20% còn lại thì chỉ có những kẻ tấn công chuyên nghiệp, bỏ ra một nguồn lực rất lớn, mới có thể đe dọa được.

Mỗi người hãy tự hiểu rõ các ứng dụng mà mình đã cài trên điện thoại thông minh của mình như chính cơ thể mình. Điện thoại thông minh cho phép người dùng kiểm soát, cấp quyền phù hợp cho từng ứng dụng theo nhu cầu chức năng sử dụng. Bạn hãy xóa các ứng dụng mà mình không dùng, tự mình phân quyền cho các ứng dụng mình cần một cách hợp lý, ví dụ, ứng dụng “Lịch vạn niên” thì không cần đến quyền truy cập vào Danh bạ hay Định vị của bạn, không cần cấp cho ứng dụng này quyền đó.

Hãy chỉ cài đặt ứng dụng từ các kho chính thức, với iPhone là Apple Store và với các điện thoại dùng Android là Google Play Store. Hạn chế tối đa việc cài các ứng dụng trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Hãy thiết lập cho mình mật khẩu mạnh khi sử dụng điện thoại và các ứng dụng, hãy luôn cập nhật bản mới nhất của hệ điều hành và ứng dụng.

Hãy cài đặt các ứng dụng bảo mật cho chiếc điện thoại thông minh của mình, giống như trang bị thêm khóa cho tài sản của mình. Việt Nam có những ứng dụng rất tốt, chẳng hạn như phần mềm bảo mật điện thoại thông minh của BKAV, CMC hay Viettel.