close
Tài liệu hướng dẫn sử dụng

VBLVchuyendoiso

a7e43115-9864-ed11-bd95-bc2339582e9d
Xem nhiều nhất
  • Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo lợi dụng điều chỉnh địa giới hành chính
    Lợi dụng việc điều chỉnh địa giới hành chính ở cấp tỉnh và xã, phường, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã tung ra nhiều chiêu trò tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng trước mọi tình huống để không trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả danh nhân viên điện lực thành phố Huế
    Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn liên tục nhận được các cuộc gọi từ những đối tượng tự xưng là nhân viên công ty điện lực thành phố Huế thông báo “dừng triển khai thu tiền điện qua kênh thứ trung gian” (ngân hàng, ví điện tử,..), từ đó yêu cầu người dân kết bạn Zalo nhằm hướng dẫn tải app giả mạo của Công ty điện lực để lừa đảo. Dù đây là thủ đoạn không mới nhưng sự tinh vi trong cách tiếp cận đã khiến không ít người dân đã sập bẫy lừa đảo

  • Cảnh báo lừa đảo giao dịch mua bán vàng trên mạng xã hội
    Thời điểm giá vàng có nhiều biến động, nhu cầu mua bán vàng của người dân đang tăng cao. Đánh vào tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo đã có hình thức lừa đảo mới qua các giao dịch mua bán vàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. 

  • Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh tổ chức “trại hè” để lừa đảo
    Sắp đến thời gian nghỉ hè của các em học sinh, nắm bắt được tâm lý nhiều phụ huynh sẽ tìm hiểu thông tin về các trại hè hướng nghiệp nên nhiều đối tượng lừa đảo đã giả mạo trang thông tin về hoạt động trại hè để lừa đảo. Đây là chiêu trò không còn mới nhưng các bậc phụ huynh vẫn bị mất tài sản bởi hình thức lừa đảo này.

  • Lên mạng vờ xin tiền để quảng cáo dịch vụ lừa đảo
    Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, có nhiều bài đăng than thở hoàn cảnh khó khăn để xin tiền từ cộng đồng mạng. Bên dưới bài đăng, nhiều người bình luận sẵn sàng giúp đỡ và cho đường dẫn (link) của dịch vụ đầu tư hoặc tín dụng “đen”. Đây là hình thức lừa đảo mới, người dân cần cảnh giác tránh bị mất tài sản

menu_open
Y tế đã thay đổi như thế nào?
Xem cỡ chữ:

Việc tư vấn khám chữa bệnh từ xa, qua điện thoại thông minh chỉ là bước khởi đầu. Công nghệ số cho phép phân tích, giải mã bản đồ gene để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân. Các cảm biến IoT nhỏ li ti có thể được đặt bên trong cơ thể cho phép theo dõi diễn biến sức khỏe, ghi nhận từng thay đổi nhỏ nhất một cách tức thời. Các robot tự hành bằng công nghệ nano có thể chu du trong mạch máu để dọn dẹp sạch mỡ máu. Người dân có thể chưa trực tiếp tự chữa bệnh cho mình, nhưng họ có thể cảm nhận được mọi sự thay đổi và khi có chuyện xảy ra thì bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên nhanh nhất. Chưa cần nói đến những ứng dụng cao cấp, nếu có tư duy, quyết tâm chuyển đổi số, nhiều ứng dụng công nghệ số mặc dù nhỏ, nhưng đem lại hiệu quả rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Phần mềm quản lý dữ liệu lấy mẫu xét nghiệm

Trong đợt dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh ở Bắc Ninh vừa qua, bác sĩ Dưỡng và đồng nghiệp đã làm việc kiệt sức để truy vết, lấy mẫu, sàng lọc ca bệnh nghi ngờ, nhưng số mẫu vẫn tồn đọng, việc xét nghiệm và công bố kết quả chưa kịp thời do số mẫu tăng theo cấp số nhân. Bằng kiến thức tự học, bác sĩ Dưỡng quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ chuyên môn của mình, sáng tạo ra một phần mềm để giúp các nhân viên y tế nhập dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu. Phần mềm giúp ghi nhớ, quản lý các thông tin quan trọng, chính xác như tên, tuổi của người được lấy mẫu; giúp nhập dữ liệu nhanh, tạo mã gộp và giải quyết sai sót khi tạo mã số bệnh nhân. Bác sĩ Dưỡng chỉ mất 18 giờ để tạo ra phần mềm, mang lại hiệu quả cho công tác phòng chống COVID-19 tại địa bàn.