close
Tài liệu hướng dẫn sử dụng

VBLVchuyendoiso

a7e43115-9864-ed11-bd95-bc2339582e9d
Xem nhiều nhất
  • Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo lợi dụng điều chỉnh địa giới hành chính
    Lợi dụng việc điều chỉnh địa giới hành chính ở cấp tỉnh và xã, phường, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã tung ra nhiều chiêu trò tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng trước mọi tình huống để không trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả danh nhân viên điện lực thành phố Huế
    Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn liên tục nhận được các cuộc gọi từ những đối tượng tự xưng là nhân viên công ty điện lực thành phố Huế thông báo “dừng triển khai thu tiền điện qua kênh thứ trung gian” (ngân hàng, ví điện tử,..), từ đó yêu cầu người dân kết bạn Zalo nhằm hướng dẫn tải app giả mạo của Công ty điện lực để lừa đảo. Dù đây là thủ đoạn không mới nhưng sự tinh vi trong cách tiếp cận đã khiến không ít người dân đã sập bẫy lừa đảo

  • Cảnh báo lừa đảo giao dịch mua bán vàng trên mạng xã hội
    Thời điểm giá vàng có nhiều biến động, nhu cầu mua bán vàng của người dân đang tăng cao. Đánh vào tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo đã có hình thức lừa đảo mới qua các giao dịch mua bán vàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. 

  • Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh tổ chức “trại hè” để lừa đảo
    Sắp đến thời gian nghỉ hè của các em học sinh, nắm bắt được tâm lý nhiều phụ huynh sẽ tìm hiểu thông tin về các trại hè hướng nghiệp nên nhiều đối tượng lừa đảo đã giả mạo trang thông tin về hoạt động trại hè để lừa đảo. Đây là chiêu trò không còn mới nhưng các bậc phụ huynh vẫn bị mất tài sản bởi hình thức lừa đảo này.

  • Lên mạng vờ xin tiền để quảng cáo dịch vụ lừa đảo
    Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, có nhiều bài đăng than thở hoàn cảnh khó khăn để xin tiền từ cộng đồng mạng. Bên dưới bài đăng, nhiều người bình luận sẵn sàng giúp đỡ và cho đường dẫn (link) của dịch vụ đầu tư hoặc tín dụng “đen”. Đây là hình thức lừa đảo mới, người dân cần cảnh giác tránh bị mất tài sản

menu_open
Mô hình kinh doanh là gì và tại sao phải thay đổi?
Xem cỡ chữ:

Mô hình kinh doanh là cách thức một doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mô hình kinh doanh trả lời các câu hỏi về khách hàng của doanh nghiệp là ai, giá trị tạo cho khách hàng là gì và làm thế nào để tạo ra giá trị đó với chi phí hợp lý, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đổi mới công nghệ thường khiến hành vi tiêu dùng thay đổi và dẫn đến những đối thủ cạnh tranh mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh nhằm tối ưu hóa hoạt động và tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

Chuyển đổi số mở ra cơ hội hợp tác với các đối tác trong và ngoài ngành, lĩnh vực, từ đó mở rộng không gian hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần luôn có ý thức để thay đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp.

Bán trải nghiệm thay vì bán sản phẩm

Như câu chuyện đã kể ở phần trên, trước đây, người nông dân chỉ đơn giản là bán một nải chuối, hoặc một buồng chuối ở chợ, nơi người bán và người mua trực tiếp gặp nhau. Bằng việc đưa buồng chuối đó lên sàn thương mại điện tử, người nông dân đã cung cấp cho khách hàng một trảinghiệm mới: Có thể mua được nải chuối mà không phải tới bất cứ chợ nào cả. Bằng việc gắn cảm biến Internet vạn vật, camera giám sát tại cây chuối từ khi còn bé, người nông dân có thể bán cả một cây chuối, cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mới: Được tự mình theo dõi, thậm chí tự mình đưa ra công thức chăm sóc cây chuối từ lúc nó còn bé cho đến lúc thu hoạch buồng chuối mà không cần có một mảnh vườn nào cả.

Các mô hình kinh doanh mới sẽ xuất hiện với những cách thức tư duy mới. Công nghệ số không hoàn toàn là mối đe dọa với những doanh nghiệp truyền thống mà còn đem lại cơ hội chưa từng có cho những doanh nghiệp dám tư duy lại hướng kinh doanh của mình.

Chuyển đổi số doanh nghiệp truyền thống

Xuất phát điểm là doanh nghiệp công nghiệp truyền thống sản xuất đèn điện và phích nước, chủ yếu cung cấp cho thị trường trong nước, từ năm 2016, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi toàn diện mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh và hợp tác với đối tác để thích ứng với thời đại số. Đến nay, sản phẩm của Rạng Đông đã xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển G7, G20. Rạng Đông đã xây dựng chiến lược sản phẩm, tập trung phát triển các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Thay vì sản xuất và bán các sản phẩm bóng đèn riêng lẻ, Rạng Đông đã xây dựng hệ sinh thái công nghệ LED 4.0, trong đó ứng dụng công nghệ IoT vào phát triển giải pháp chiếu sáng thông minh, điều khiển từ xa qua nền tảng điện toán đám mây và thân thiện với môi trường. Hệ sinh thái LED 4.0 của Rạng Đông ngày càng được mở rộng với sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, các đối tác, doanh nghiệp công nghệ trong nước (như Viettel, VNPT, FPT, CMC) và ngoài nước đến từ Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, hình thành hệ sinh thái mở và phát triển bền vững. Giữa bối cảnh dịch bệnh COVID-19 khiến kinh tế suy thoái, nhưng doanh thu năm 2020 của Rạng Đông vẫn đạt tăng trưởng tới 15,6% so với năm 2019.