close
Tài liệu hướng dẫn sử dụng

VBLVchuyendoiso

a7e43115-9864-ed11-bd95-bc2339582e9d
Xem nhiều nhất
  • Cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo lợi dụng điều chỉnh địa giới hành chính
    Lợi dụng việc điều chỉnh địa giới hành chính ở cấp tỉnh và xã, phường, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã tung ra nhiều chiêu trò tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản. Người dân cần nâng cao cảnh giác, thận trọng trước mọi tình huống để không trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng.

  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả danh nhân viên điện lực thành phố Huế
    Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn liên tục nhận được các cuộc gọi từ những đối tượng tự xưng là nhân viên công ty điện lực thành phố Huế thông báo “dừng triển khai thu tiền điện qua kênh thứ trung gian” (ngân hàng, ví điện tử,..), từ đó yêu cầu người dân kết bạn Zalo nhằm hướng dẫn tải app giả mạo của Công ty điện lực để lừa đảo. Dù đây là thủ đoạn không mới nhưng sự tinh vi trong cách tiếp cận đã khiến không ít người dân đã sập bẫy lừa đảo

  • Cảnh báo lừa đảo giao dịch mua bán vàng trên mạng xã hội
    Thời điểm giá vàng có nhiều biến động, nhu cầu mua bán vàng của người dân đang tăng cao. Đánh vào tâm lý đó, các đối tượng lừa đảo đã có hình thức lừa đảo mới qua các giao dịch mua bán vàng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân. 

  • Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh tổ chức “trại hè” để lừa đảo
    Sắp đến thời gian nghỉ hè của các em học sinh, nắm bắt được tâm lý nhiều phụ huynh sẽ tìm hiểu thông tin về các trại hè hướng nghiệp nên nhiều đối tượng lừa đảo đã giả mạo trang thông tin về hoạt động trại hè để lừa đảo. Đây là chiêu trò không còn mới nhưng các bậc phụ huynh vẫn bị mất tài sản bởi hình thức lừa đảo này.

  • Lên mạng vờ xin tiền để quảng cáo dịch vụ lừa đảo
    Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, có nhiều bài đăng than thở hoàn cảnh khó khăn để xin tiền từ cộng đồng mạng. Bên dưới bài đăng, nhiều người bình luận sẵn sàng giúp đỡ và cho đường dẫn (link) của dịch vụ đầu tư hoặc tín dụng “đen”. Đây là hình thức lừa đảo mới, người dân cần cảnh giác tránh bị mất tài sản

menu_open
Giới thiệu
Xem cỡ chữ:

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tập đoàn FPT ra mắt Ví điện tử trên Hue-S nhằm triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng.
Ví điện tử trên Hue-S là giải pháp thanh toán số liền mạch, kết nối với 40 ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán nhiều loại hóa đơn dịch vụ tiện ích ngay trên nền tảng Hue-S mà không cần chuyển tiếp qua bất cứ ứng dụng trung gian khác. Đặc biệt, tính năng quét mã QR trên Hue-S đã được hợp nhất với tính năng thanh toán, cho phép người dùng có thể quét mã QR để mua sắm tại hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.
Giải pháp thanh toán số liền mạch trên Hue-S là kết quả ban đầu của nội dung hợp tác chuyển đổi số giữa Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT, được ký kết trong Tuần lễ Chuyển đổi số Thừa Thiên Huế tháng 8/2022. Với phương châm may đo giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, Ví điện tử được “nhúng” ngay trên Hue-S – một ứng dụng được người dân Thừa Thiên Huế sử dụng hàng ngày.
Bắt đầu triển khai từ cuối tháng 8, đội ngũ kỹ thuật viên của Sở Thông tin và Truyền thông Huế cùng Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã hoàn tất quá trình tích hợp vào cuối tháng 9 và bắt đầu giới thiệu dịch vụ tới bà con, tiểu thương ở Huế. Với Ví điện tử trên Hue-S, người dân trên địa bàn có thể đăng ký mở tài khoản và chuyển tiền vào Ví hoặc dùng thẻ ATM của 40 ngân hàng nội địa và quốc tế để thanh toán, mua sắm một cách dễ dàng, nhanh chóng.